NHÓM BỆNH ĐAU ĐẦU
tháng 6 28, 2025I.
PHÂN LOẠI
Thiết lập một sơ đồ toàn diện và có tính
thực hành cho các rối loạn đau đầu là một mục tiêu khó khăn vì nhiều lý do.
Việc phân loại đau đầu theo thời gian đã có nhiều thay đổi. Bảng phân loại đau
đầu quốc tế II-2004 (ICHD-II: The International Classification of Headache
Disorders) được đánh giá là phân loại tốt nhất hiện nay, nhưng cũng như bảng phân
loại ICHD-I trước đó, nó cũng còn nhiều giới hạn trong chẩn đoán và điều trị.
Bảng 1: Phân loại Đau đầu II - 2004
Phần
1: Đau đầu nguyên phát (không có nguyên nhân khác) |
1.
Migraine |
2.
Đau đầu dạng căng thẳng |
3.
Đau đầu cụm và các dạng liên quan (đau
đầu tự chủ dây V) |
4.
Các đau đầu nguyên phát khác - đau đầu
khi gắng sức, đau đầu khi ngủ, đau nửa đầu liên tục và các đau đầu khác |
Phần 2: Đau đầu thứ phát (do
rối loạn khác) |
5.
Sau chấn thương |
6.
Bệnh mạch máu |
7.
Bệnh nội sọ khác. Ví dụ: Bất thường áp
lực trong sọ, u, đầu nước |
8.
Thuốc |
9.
Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương |
10. Các
rối loạn nội môi. Ví dụ: Thiếu oxy mô, tăng huyết áp, rối loạn chức năng
tuyến giáp |
11. Do
cổ, mắt, tai, mũi, và họng; xoang, miệng, răng, khớp thái dương hàm |
12. Tâm
thần |
Phần 3: Đau thần kinh sọ, đau mặt trung
ương và nguyên phát, các đau đầu khác |
13. Đau
thần kinh và bệnh dây thần kinh |
14. Các
đau đầu khác (hiện chưa có tên) |
II.
LÂM SÀNG VÀ TIÊU CHUẦN CHẨN ĐOÁN ĐAU ĐẦU NGUYÊN PHÁT
MIGRAINE VÀ CÁC DẠNG ĐAU ĐẦU LIÊN QUAN
Migraine là một dạng đau đầu khá phổ biến.
Các khảo sát trên thế giới cho thấy tỉ lệ lưu hành xấp xỉ 15% ở phụ nữ và 5% ở
nam giới. Migraine thường bắt đầu từ thời niên thiếu hoặc thanh niên, đạt đến
đỉnh về tỉ lệ lưu hành ở tuổi trung niên (khoảng 25% dân số) và sau đó giảm
dần. Migraine là một loại đau đầu cơn, xảy ra từng lúc, cường độ đau
từ trung bình đến nặng, xuất hiện một bên, tính chất đập, tăng khi hoạt động
thể lực, kết hợp buồn nôn, ói mửa, sợ ánh sáng, tiếng động. Bệnh nhân thường có
nhiều cơn, giữa các cơn trở lại bình thường, mỗi cơn kéo dài từ 4-72 giờ. Migraine
kết hợp với aura, thường aura thị giác và cảm giác, kéo dài khoảng 10-20 phút.
Aura thị giác thường gặp là ám điểm có thể kèm
Chẩn đoán Migraine dựa trên 1 bộ tiêu
chuẩn chẩn đoán tương đối phức tạp (Bảng 1.2).
Trong thực hành, chẩn đoán Migraine thì không khó, nhưng nhiều bệnh nhân Migraine
có thể sẽ được chẩn đoán là Migraine có khả năng nếu áp dụng tiêu chuẩn bảng
phân loại đau đầu quốc tế (ICHD) một
cách nghiêm ngặt. Đau đầu Migraine được ghi nhận kèm với buồn nôn và nhạy cảm
với ánh sáng, tiếng động là các tiêu chuẩn được chờ đợi, đau đầu liên quan gắng
sức, đau kiểu mạch đập và đau 1 bên, cường độ đau từ trung bình đến nặng, nhạy
cảm ánh sáng, âm thanh dường là tiêu chuẩn được xác lập.
Bảng 2: Migraine không tiền triệu
A. Ít
nhất 5 cơn thỏa mãn tiêu chuẩn B đến D |
B. Cơn
đau đầu kéo dài từ 4 đến 72 giờ (không điều trị hay điều trị không thành
công) |
C. Đau
đầu có ít nhất 2 trong số các đặc điểm sau: |
1. Đau
một bên |
2. Đau
kiểu mạch đập |
3. Cường
độ đau trung bình hay nghiêm trọng |
4. Đau
nặng thêm khi hoạt động thể lực thông thường hoặc gây né tránh các hoạt động
này (ví dụ đi bộ hay leo cầu thang) |
D. Trong
khi đau đầu, có kèm ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: |
1. Buồn
nôn và/hoặc nôn |
2. Sợ
ánh sáng và sợ tiếng động |
E. Không
quy kết được cho một rối loạn nào khác |
F. Ít
nhất 5 cơn thỏa mãn tiêu chuẩn B đến D |
G. Cơn
đau đầu kéo dài từ 4 đến 72 giờ (không điều trị hay điều trị không thành
công) |
H. Đau
đầu có ít nhất 2 trong số các đặc điểm sau: |
1. Đau
một bên |
2. Đau
kiểu mạch đập |
3. Cường
độ đau trung bình hay nghiêm trọng |
4. Đau
nặng thêm khi hoạt động thể lực thông thường hoặc gây né tránh các hoạt động
này (ví dụ đi bộ hay leo cầu thang) |
I. Trong
khi đau đầu, có kèm ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: |
1. Buồn
nôn và/hoặc nôn |
2. Sợ
ánh sáng và sợ tiếng động |
J. Không
quy kết được cho một rối loạn nào khác |
Bảng
3: Tiền triệu điển hình kèm đau đầu Migraine
A. Ít nhất 2 cơn thỏa mãn tiêu chuẩn B đến D |
B. Tiền
triệu kèm ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau, nhưng không có yếu vận động: |
1. Các
triệu chứng thị giác có thể hồi phục hoàn toàn gồm các đặc điểm dương tính
(ví dụ: ánh sáng, điểm, đường thẳng nhấp nháy) và/ hoặc các đặc điểm âm tính
(ví dụ: Mất thị giác) |
2. Các
triệu chứng cảm giác có thể hồi phục hoàn toàn gồm các đặc điểm dương tính
(ví dụ: Cảm giác châm chích) và/ hoặc các đặc điểm âm tính (ví dụ: giảm cảm
giác) |
3. Rối
loạn ngôn ngữ có thể hồi phục hoàn toàn |
C. Ít
nhất 2 trong số các đặc điểm sau: |
1. Triệu
chứng thị giác đồng danh và/ hoặc triệu chứng cảm giác cùng bên |
2. Ít
nhất một tiền triệu phát triển từ từ trong hơn 5 phút và/ hoặc các tiền triệu
khác nhau xảy ra liên tiếp nhau trong hơn 5 phút |
3. Mỗi
tiền triệu kéo dài ≥ 5 và ≤ 60 phút |
D. Như
với Migraine không tiền triệu – 1.1, cơn đau đầu thoả mãn tiêu chuẩn B đến D
bắt đầu trong giai đoạn tiền triệu và theo sau tiền triệu trong vòng 60 phút |
E. Không
quy kết được cho 1 rối loạn khác |
Migraine liệt vận nhãn,
trước đây được cho là đau đầu nguyên phát, hiện nay được xếp trong chương đau
thần kinh dựa trên các chứng cứ gợi ý rằng rối loạn này có liên quan gần hơn
với các hội chứng đau thần kinh.
Migraine thân nền và Migraine
võng mạc vẫn được liệt kê trong chương Migraine. Migraine thân nền phải có các
triệu chứng và dấu hiệu gợi ý tuần hoàn não sau, chẳng hạn triệu chứng thị giác
2 bên, dysarthria, chóng mặt, giảm thính lực, song thị, hay thất điều. Migraine
võng mạc dĩ nhiên phải có các triệu chứng liên quan đến 1 mắt.
Migaine
mạn tính
Chẩn đoán Migraine mạn tính
đòi hỏi rằng tất cả các cơn đau đầu phải thoả mãn tiêu chuẩn chẩn đoán Migraine
áp dụng được cho nhóm phổ biến các bệnh nhân có Migraine từng đợt trước đó và
tiến triển đến tình trạng các cơn đau đầu thường xuyên mà phần lớn cơn ít có
đặc điểm Migraine. Các đặc điểm chẩn đoán Migraine mạn tính gồm:
- Đau
đầu Migraine > 15 ngày/ tháng trong ít nhất 3 tháng.
- Có
ít nhất 5 cơn có các đặc điểm của Migraine không tiền triệu.
- Có
> 8 ngày/tháng trong ít nhất 3 tháng, đau đầu thỏa mãn đặc điểm
đau và Migraine không tiền triệu (mục a và b) hoặc đã được điều trị với
Triptan hoặc Ergot và thuyên giảm trước khi phát triển đầy đủ triệu chứng Migraine:
a. Có ít nhất 2 trong số các triệu chứng
sau: Đau một bên, đau kiểu mạch đập, cường
độ đau trung bình hay nghiêm trọng, đau nặng thêm khi hoạt động thể lực hoặc
phải né tránh các hoạt động thể lực.
b. Có ít nhất 1 trong số các triệu chứng
sau: buồn nôn và/ hoặc nôn và sợ ánh sáng và sợ tiếng động.
- Không
phải đau đầu do lạm dụng thuốc và không có rối loạn nguyên nhân khác.
Trạng
thái Migraine, đề cập
đến tình trạng ít gặp của Migraine kéo dài mà không suy giảm sau 72 giờ, cũng
đòi hỏi phải thoả mãn tiêu chuẩn Migraine.
Migraine
chu kỳ kinh nguyệt đơn
thuần và Migraine liên quan chu kỳ kinh nguyệt. Migraine kinh nguyệt
không được phân loại
Có
3 hội chứng “Migraine”
trẻ em. Ba hội chứng đó là ói chu kỳ (các cơn buồn nôn và nôn kéo dài đến 5 ngày);
Migraine thể bụng (đau bụng tái phát kèm các mức độ buồn nôn thay đổi ở trẻ
trong độ tuổi đi học) và chóng mặt kịch phát lành tính.
ĐAU
ĐẦU CỤM VÀ ĐAU ĐẦU TỰ CHỦ DÂY TK TAM THOA
Thuật ngữ đau đầu tự chủ dây tam thoa (Trigeminal
autonomic cephalalgias) gồm 3 loại đau đầu dường như có liên quan một mức độ
nào đó với nhau: Đau đầu cụm, đau nửa đầu kịch phát, và đau nửa đầu liên tục.
Nhìn chung tất cả đều là đau đầu ngắn và có thể bao gồm các bất thường tự chủ ở
đầu. Đau đầu cụm với đặc điểm đau quanh ổ mắt, ngắn (15 đến 180 phút) và nghiêm
trọng, xảy ra theo chu kỳ, nhìn chung dễ chẩn đoán và điều trị.
Đau
đầu cụm (cluster headache) là đau đầu nặng nhất trong
số các đau đầu nguyên phát. Mặc dù hiện nay thuật ngữ "đau đầu cụm”
nhìn chung được chấp nhận là tên gọi cho loại đau đầu một bên, ngắn nhưng nặng
nề này, nhưng ở Châu Âu nó vẫn thường được gọi là “migrainous neuralgia”. Một
số thuật ngữ cũ được dùng cho hội chứng này bao gồm:
“erythroprosopalgia, ciliary neuralgia, histaminic cephalalgia” và
erythromelalgia of the head.
Nguyên nhân chính xác
và cơ chế sinh lý bệnh của đau đầu cụm chưa được hoàn toàn hiểu rõ.
Bất kỳ giả thiết nào muốn đủ tin cậy thì phải giải thích được ba
khía cạnh chính của hội chứng này:
1- Đau
2- Kèm
theo rối loạn thần kinh tự chủ cùng bên.
3- Kiểu cơn đau thành từng cụm.
Đặc
điểm lâm sàng: Cùng bên
với bên đau đầu, hội chứng Horner một phần không có giảm tiết mồ hôi ở mặt,
nghẹt mũi, chảy nước mắt do tắc tạm thời ống lệ mũi, tăng tiết mồ hôi (hiếm),
phừng mặt, phù mô mặt, sưng nướu răng và khẩu cái (rất hiếm). “Điểm lạnh” trên
ổ mắt, nhịp tim chậm (có thể nặng đến mức gây ngất), tăng huyết áp, tăng tiết
acid trong dạ dày.
Điều trị cấp (cắt cơn)
Vì cơn
đau đầu cụm có khởi phát đột ngột và nhanh chóng đạt đến cường độ đỉnh,
nên điều trị cắt cơn phải là những trị liệu tác dụng nhanh. Thở oxy,
sumatriptan, dihydroergotamine, zolmitriptan và gây tê tại chỗ giúp giảm
nhanh cơn đau đầu cụm (xem điều trị Migraine).
Đau nửa đầu kịch phát (Paroxysmal hemicrania (PH)) cũng là
dạng cơn với những đợt gồm các cơn tách biệt nhau và thể mạn tính không thoái
lui. Biểu hiện của Đau nửa đầu kịch phát
là các cơn ngắn từ 2 đến 30 phút (ngắn hơn cơn đau đầu cụm), nhìn chung xuất
hiện hơn 5 lần một ngày. Một đặc điểm gần như đồng nhất của Đau
nửa đầu kịch phát khác với đau nửa đầu liên tục, là đặc điểm đáp ứng
với Indomethacine là tiêu chuẩn cần thiết cho chẩn đoán. Điều này dẫn đến một
khả năng là những bệnh nhân với các cơn tương tự với Đau nửa đầu kịch phát mà
không đáp ứng với Indomethacine sẽ không thoả được phân loại chẩn đoán này.
SUNCT: Các cơn đau đầu ngắn dạng đau thần
kinh một bên kèm xung huyết kết mạc và chảy nước mắt (Short-lasting unilateral
neuralgiform headache attacks with conjunctival injection and tearing) là tình
trạng hiếm gặp với biểu hiện bằng các cơn còn ngắn hơn nữa (5 đến 240 giây) xảy
ra có thể đến 200 lần mỗi ngày, đặc biệt kháng điều trị. Do một số bệnh nhân
không chảy nước mắt nên dẫn tới có thêm chẩn đoán phụ lục SUNA (A3.3). Sự tương
đồng của một số bệnh nhân đau đầu SUNCT với đau dây V đã được một số tác giả
ghi nhận và làm nổi bật khó khăn chẩn đoán khi chọn lựa giữa hai rối loạn đau
đầu mà không đủ dấu ấn chẩn đoán.
CÁC ĐAU ĐẦU NGUYÊN PHÁT KHÁC
Nhóm các đau
đầu hỗn hợp không liên quan nhau bao gồm đau đầu liên quan gắng sức và nhiều
loại đau đầu mới, phần lớn chúng giống với đau đầu thứ phát nghiêm trọng hơn.
Đau chói đầu nguyên phát (primary stabbing headache), biểu hiện
bằng đau chói trong vùng chi phối bởi 2 nhánh V1, V2. Cơn
đau ngắn và tương tự như đau của PH nhưng không có bất thường tự chủ đi kèm.
Đau đầu khi ho nguyên phát - gồm đau đầu ngắn xảy ra bất cứ khi nào làm thủ
thuật Valsalva và như vậy có thể rất giống đau đầu thứ phát của dị dạng Chiari.
Đau đầu gắng sức nguyên phát, giống với Migraine, kéo dài hơn đau đầu khi ho,
và có thể xảy ra bởi bất cứ gắng sức nào.
Đau đầu nguyên phát kèm với quan hệ tình
dục có 2 dạng: một
dạng được gọi là đau đầu trước giao hợp (trước đây được biết là đau đầu âm ỉ),
đặc trưng là đau đầu mức độ trung bình phía đầu sau và đau đầu nghiêm trọng khi
giao hợp, giống với xuất huyết dưới nhện hay xuất huyết não hay bóc tách động
mạch. Dạng liên quan tư thế của đau đầu giao hợp cũng có thể gặp. Đau đầu với
áp lực dịch não tuỷ thấp (dựa trên nhiều báo cáo hàng loạt ca gợi ý nguyên nhân
này). Hiện nay xếp loại đau đầu thứ phát.
Đau đầu khi ngủ (Hypnotic headache) mới đây đã được gộp
trong phần này của ICHD, xảy ra khi
ngủ ở người lớn tuổi. Trong khi sinh lý bệnh của nó không rõ ràng, nó có một số
đặc điểm của đau đầu cụm thường xảy ra về đêm hơn các dạng đau đầu khác, loại
đau đầu này đáp ứng với Lithium và Acid Valproate).
Đau đầu sét đánh nguyên phát (Thunderclap headache) là loại đau đầu
bí ẩn giống với xuất huyết dưới nhện. Chẩn đoán đòi hỏi loại trừ nhưng đau đầu
thứ phát như xuất huyết màng não, các dạng đau đầu liên quan gắng sức nào kể
trên và dĩ nhiên là phải không liên quan với bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Đau nửa đầu liên tục (Hemicrania continua (HC)) biểu hiện là
đau liên tục một bên, thường kèm triệu chứng tự chủ và, giống như Migraine, đáp
ứng hoàn toàn với Indomethacine.
Bảng
4: Đau nửa đầu liên tục
A. Đau
đầu > 3 tháng thoả mãn tiêu chuẩn B đến D |
B. Có
tất cả các đặc điểm sau |
1. Đau
một bên mà không đổi bên |
2. Đau
mỗi ngày và liên tục mà không có khoảng thời gian không đau |
3. Cường
độ trung bình nhưng có những đợt đau nghiêm trọng |
C. Có
ít nhất 1 trong các triệu chứng tự chủ sau trong đợt cấp và cùng bên với đau
đầu: |
1. Sung
huyết kết mạc và/ hoặc chảy nước mắt |
2. Sung
huyết mũi và/ hoặc chảy nước mũi |
3. Sụp
mi và/ hoặc co đồng tử |
D. Đáp
ứng hoàn toàn với liều điều trị của Indomethacin |
E. Không
quy kết được cho một rối loạn khác |
ĐAU
ĐẦU DẠNG CĂNG THẲNG (Tension-type headache)
Đau đầu dạng căng thẳng là rối loạn chưa
được hiểu rõ không chỉ về sinh lý bệnh mà thậm chí cả dịch tễ học cũng không rõ
ràng. Trong phần lớn nghiên cứu, đau đầu dạng căng thẳng gặp nhiều hơn so với Migraine, với tỷ lệ
hiện mắc tính trong cả cuộc đời đạt tới 80%.
Xảy ra mức độ nhẹ đến trung bình, kéo
dài từ 30 phút đến 1 tuần, xuất hiện hai bên, vị trí thay đổi, tính chất như
căng, bóp ép, không tăng khi hoạt động thể lực. Điều trị thuốc kháng viêm Nonsteroid
hay chống trầm cảm thường có hiệu quả.
Như vậy, đau đầu căng cơ là một vấn đề
sức khoẻ công cộng quan trọng. Mặc dù vậy, ít có nghiên cứu về đau đầu dạng
căng thẳng được tiến hành, điều này có khả năng xuất phát phần lớn từ sự mô tả
không đúng mức về đau đầu dạng căng thẳng trong các chuyên khoa và lĩnh vực học
thuật. Điểm đáng kể trong tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu dạng căng thẳng của ICHD là tính mơ hồ của nó và yêu cầu
không có sự hiện diện một số đặc điểm nhất định.
ICHD phân chia đau đầu dạng căng thẳng thành
3 nhóm lớn dựa trên tần số:
1)
Đau
đầu căng thẳng có cơn không thường xuyên - trung bình cơn đau đầu ít hơn 1 ngày
trong 1 tháng.
2)
Đau đầu căng thẳng cơn thường xuyên - trung
bình cơn đau đầu từ 1 đến 14 ngày trong 1 tháng.
3)
Đau
đầu căng thẳng mạn tính - trung bình cơn đau đầu từ 15 ngày trở lên trong 1
tháng.
Cơn đau thường không có tiền chứng hoặc
tiền triệu. Tính chất đau thường là kiểu nhức ê ẩm, cảm giác bóp siết, đè ép
thắt chặt, không giật kiểu mạch đập, mức độ từ nhẹ tới trung bình, trái với
kiểu đau từ trung bình tới nặng của Migraine. Cường độ đau tăng
Hầu hết bệnh nhân đau hai bên, nhưng vị
trí đau rất thay đổi ở mỗi bệnh nhân và giữa các bệnh nhân khác nhau, có thể
đau ở vùng trán, thái dương, chẩm, đỉnh, từng vùng hoặc phối hợp và có thể thay
đổi vị trí trong cùng một cơn đau. Vùng chẩm ít gặp hơn so với vùng trán và
thái dương. Một số bệnh nhân có thêm cảm giác khó chịu ở cổ và hàm, hoặc chỉ
đơn thuần có triệu chứng ở khớp thái duơng hàm. Tiếng kêu trong khớp thái dương
hàm hoặc đau khi mở hàm hết cỡ và khi sờ ấn khớp là các dấu hiệu nhạy cảm của
rối loạn chức năng hàm dưới.
Bảng
5: Đau đầu dạng căng thẳng căng cơ cơn không thường xuyên
A. Ít
nhất 10 cơn xảy ra trung bình < 1 ngày mỗi tháng (< 12 ngày mỗi năm) và
thoả mãn tiêu chuẩn B đến D |
B. Đau
đầu kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày |
C. Đau
đầu có ít nhất 2 đặc điểm sau |
1. Đau
2 bên |
2. Đau
kiểu thắt chặt (không kiểu mạch đập) |
3. Cường
độ nhẹ đến trung bình |
4. Không
nặng thêm bởi hoạt động thể lực thông thường như đi bộ hay leo cầu thang |
D. Có
cả 2 đặc điểm sau |
1. Không
buồn nôn hay nôn (có thể có chán ăn) |
2. Không
nhiều hơn một triệu chứng sợ ánh sáng hay sợ tiếng động |
E. Không
quy kết được cho một rối loạn khác |
Đau đầu dạng căng thẳng mạn
tính có tỷ lệ lưu hành bệnh thấp hơn đau đầu dạng căng thẳng từng cơn. Một
nghiên cứu ghi nhận qua điện thoại từ năm 1993 đến 1994 ở Baltimore, Maryland,
nhận thấy tỷ lệ lưu hành là 38.3% đối với đau đầu dạng căng thẳng từng cơn và
tỷ lệ lưu hành trong 1 năm của đau đầu dạng căng thẳng mạn tính là 2.2%. Tỷ lệ
lưu hành đau đầu dạng căng thẳng mạn tính tăng cho đến khoảng 40 tuổi và sau đó
giảm dần. Đau đầu dạng căng thẳng mạn tính gặp ở nữ nhiều hơn nam và các rối
loạn tâm thần có thể là yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển.
Cơ chế bệnh sinh: Cơ chế ngoại
biên hình như đóng một vai trò trong sinh lý bệnh của đau đầu dạng căng thẳng
từng cơn, cơ chế trung ương có lẽ có vai trò lớn hơn trong đau đầu dạng căng
thẳng mạn tính. Những BN đau đầu dạng căng thẳng mạn tính có sự tăng nhạy cảm
với kích thích đau chung không kiểm soát. Trung tâm ức chế đau có lẽ có vai trò
trong đau đầu dạng căng thẳng mạn tính.
Chẩn đoán
Bởi vì bao gồm đau đầu đơn
độc, đau đầu dạng căng thẳng mạn tính còn được gọi là đau đầu không đặc hiệu
(the featureless headache). Đau đầu dạng căng thẳng mạn tính tương tự đau đầu
dạng căng thẳng từng cơn, và thường xảy ra hai bên, theo kiểu ép chặt, và cường
độ nhẹ đến trung bình. BN thường miêu tả “Mang một cái nón chật, mang một cái
băng chật quanh đầu hoặc mang gánh nặng trên đầu”. Đau đầu dạng căng thẳng mạn
tính theo Phân loại đau đầu quốc tế II (ICHD 2) có các đặc điểm sau:
- Đau
đầu xảy ra > 15 ngày/tháng trong trung bình > 3 tháng (>180
ngày/ năm) và đáp ứng các tiêu chuẩn 2-4.
- Đau
đầu kéo dài nhiều giờ hoặc liên tục.
- Đau
đầu có ít nhất 2 trong các đặc điểm:
a. Xảy ra hai bên
b. Kiểu ép chặt/ siết chặt (không theo mạch
đập)
c. Mức độ nhẹ đến trung bình
d. Không nặng thêm khi hoạt động thể lực
như đi bộ hoặc leo cầu thang
- Có
cả 2 đặc điểm sau:
a. Không có nhiều hơn một trong các triệu
chứng sợ âm thanh, sợ ánh sáng hoặc nông nhẹ
b. Không có nôn mức độ trung bình đến nặng
hoặc buồn nôn
- Không
do một rối loạn khác.
Đau đầu hàng ngày thể mới (New daily persistent headache NDPH) gồm
đau đầu liên tục, nhất thiết phải thoả mãn tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu căng thẳng
mạn tính (không giống Migraine), chẩn đoán này chỉ ra khó khăn khi quy kết chẩn
đoán chỉ dựa trên bệnh sử, bởi vì rõ ràng rằng một số bệnh nhân đơn giản là
không nhớ các chi tiết chính xác về khởi phát đau đầu của họ. Khởi phát với đau
đầu mức độ vừa giống như đau đầu căng thẳng liên tục mới đây, điều trị không
hiệu quả với hướng dẫn đau đầu căng thẳng hiện nay. Đau đầu hàng ngày thể mới trong
ICHD-II là một lĩnh vực khá phước tạp
vẫn còn bàn cãi.
CHẨN
ĐOÁN PHÂN BIỆT ĐAU ĐẦU THỨ PHÁT
Trong các phần trên chúng tôi đã nêu các thể lâm
sàng của đau đầu nguyên phát, những điểm đặc trưng về đau đầu cũng như tính ổn
định của các dấu hiệu này là các điểm gợi ý chẩn đoán mạnh và chặt chẽ của loại
đau đầu này. Các tiêu chí này có ý nghĩa rất quan trọng để chẩn đoán phân biệt
giữa đau đầu nguyên phát và thứ phát. Điểm đặc trưng của đau đầu nguyên phát
với tính ổn định của triệu chứng và gợi ý chẩn đoán mạnh mẽ điển hình nhất là
đau đầu Migraine.
Các đặc điểm này bao gồm:
- Kiểu đau cố định
- Tiền sử gia đình bị đau đầu Migraine
- Giảm đau đầu khi ngủ
- Đau đầu tăng lên khi có kinh nguyệt
- Khám thần kinh và thực thể bình thường
Ngược lại khi nghĩ đến đau đầu thứ phát hay đau đầu do một bệnh thực thể, có một số đặc điểm có thể là dấu chỉ báo tình trạng nguy hiểm, bao gồm:
- Đau đầu lần đầu hoặc đau nhiều nhất từ trước đến giờ
- Đau đầu mới xảy ra đột ngột hoặc thay đổi kiểu đau
- Khởi phát đau đầu sau 50 tuổi
- Một đau đầu làm tỉnh ngủ hoặc xảy ra lúc thức
- Đau đầu xảy ra khi gắng sức
- Đau đầu xảy ra khi ho, hoặc tùy thuộc vào tư thế (ví dụ: Cúi gập, cử tạ)
- Tiền sử gần đây có chấn thương đầu
- Tiền sử có liên quan đến các bệnh mạn tính, như ung thư hoặc HIV
- Kết hợp giữa đau đầu với cổ gượng
- Kết hợp giữa đau đầu với thay đổi nhân cách, hành vi hoặc thay đổi ý thức
- Bất thường khi thăm khám thần kinh
Các nguyên nhân thường gặp gây đau đầu thứ phát bao gồm:
- Đau đầu do lạm dụng thuốc
- Hội chứng rối loạn mạch máu não (huyết khối tĩnh mạch nội sọ, dị dạng động tĩnh mạch, viêm động mạch tế bào khổng lồ, xuất huyết dưới nhện,…)
- Thay đổi áp lực DNT (rò DNT tự phát, tăng áp lực nội sọ nguyên phát, tăng áp lực nội sọ thứ phát)
- Tổn thương choáng chỗ trong sọ (ung thư, khác), sau chấn thương
- Nhiễm trùng (trong hoặc ngoài sọ, viêm xoang)
- Bệnh cơ xương (rối loạn cột sống cổ, rối loạn khớp thái dương hàm)
Chẩn đoán đau đầu thứ phát dựa trên sự khai thác cẩn
thận bệnh sử, khám thực thể và thăm khám thần kinh. Các xét nghiệm thích hợp có
lẽ bao gồm đánh giá máu và dịch não tủy và khảo sát Xquang (CT hay MRI)
1. Giai
đoạn cấp;
Theo
nhiều kinh nghiệm của các trung tâm Migraine và các chuyên gia đau đầu việc xác
định chẩn đoán cũng như thực hành điều trị đau đầu cấp tính nguyên phát cần
theo hướng dẫn, việc lấy chuẩn mực hướng dẫn đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm.
Chúng tôi giới thiệu những nội dung cơ bản “Hướng dẫn điều trị Migraine của
hiệp hội châu Âu và Viện TK Hoa Kỳ năm 2012”, hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp
cho Quý đồng nghiệp những thông tin tham khảo.
Migraine giai đoạn cấp.
Điều
trị các cơn Migraine bằng thuốc:
Nhiều thử nghiệm lớn ngẫu nhiên, đối
chứng với giả dược đã được công bố về xử trí cấp cơn Migraine. Trong phần lớn
thử nghiệm này, điều trị thành công các cơn Migraine đã được định nghĩa bởi
tiêu chuẩn sau đây:
- Hết đau sau 2 giờ.
- Cải thiện đau đầu từ trung bình hoặc nặng về mức độ nhẹ hoặc hết đau sau 2 giờ.
- Hiệu quả hằng định ở 2 trên 3 cơn.
- Không tái phát đau đầu và không dùng thêm thuốc trong vòng 24 giờ sau khi điều trị thành công (được gọi là giảm đau hoặc không đau kéo dài).
Bảng 1:
Giới thiệu tổng quan các thuốc giảm đau có hiệu quả trong điều trị Migraine
cấp.
Nhằm ngăn ngừa đau đầu do lạm dụng thuốc, việc sử dụng các thuốc giảm đau đơn giản nên được giới hạn 15 ngày mỗi tháng và việc dùng các thuốc giảm đau kết hợp giới hạn là 10 ngày mỗi tháng.
Thuốc |
Liều, mg |
Mức độ khuyến cáo |
Chú giải |
Acetylsalicylic acid (ASA) |
1000
(uống) |
A |
Tác dụng phụ dạ dày ruột |
Ibuprofen |
200
– 800 |
A |
Tác dụng phụ như ASA |
Naproxen |
500
– 1000 |
A |
Bao gồm diclofenac – K |
Paracetamol |
1000
(uống) 1000 (tọa dược) |
A |
Thận trọng trong suy gan,
suy thận |
Metamizol |
1000
(uống) 1000
(TM) |
B B |
Nguy cơ mất bạch cầu hạt Nguy cơ hạ huyết áp |
Tolfenamic acid |
200
(Uống) |
B |
Tác dụng phụ như ASA |
Các
thuốc chống nôn:
Việc sử dụng các thuốc chống nôn trong các cơn Migraine được khuyến cáo
để điều trị buồn nôn và nôn:
Bảng 2: Các thuốc chống nôn được khuyến cáo để điều trị cấp các cơn Migraine.
Thuốc |
Liều, mg |
K. cáo |
Chú giải |
Metoclopramide |
10 – 20 (uống) 20 (tọa dược)
10 (TM, TB, tiêm dưới daq) |
B |
Tác dụng phụ: Loạn vận động,
chống chỉ định ở trẻ em và thai kỳ, cũng có hiệu quả giảm đau. |
Domperidon |
20 – 30 (uống) |
B |
Các tác dụng phụ ít nghiêm
trọng hơn Metoclopamide, có thể dùng cho trẻ em. |
Triptan (chất đồng vận 5 – HT): Các chất đồng
vận thụ thể 5 – HT Sumatriptan, Zolmitriptan, Naratriptan, Rizatriptan,
Alotriptan, Eletrip, và Frovatriptan là các thuốc trị Migraine và không nên sử
dụng trong các rối loạn đau đầu khác ngoại trừ đau đầu cụm. Các Triptan khác
nhau để điều trị Migraine được trình bày trong Bảng 3: Hiệu quả các Triptan đã
được chứng minh trong các thử nghiệm lớn đối chứng với các giả dược trong đó
các phân tích gộp đã được công bố.
Các Triptan có thể hiệu quả ở bất kỳ
thời điểm nào trong suốt hơn 1 cơn Migraine. Tuy nhiên các bằng chứng cho thấy
rằng các Triptan được sử dụng càng sớm thì hiệu quả của chúng càng tốt.
Việc sử dụng Triptan thì giới hạn tối đa
9 ngày mỗi tháng theo tiêu chuẩn HIS, trong các nghiên cứu dịch tể học, nguy cơ
của mãn tính hóa có thể đáng kể khi dùng Triptan 12 ngày mỗi tháng. Tất cả các
Triptan có thể gây ra đau đầu do lạm dụng thuốc. Khoảng 15 – 40% (phụ thuộc
trên hiệu quả ban đầu và hiệu quả kéo dài của thuốc, bệnh nhân dùng Triptan
đường uống thì bị tái phát. Một liều thứ 2 của Triptan thì hiệu quả trong phần
lớn các trường hợp. Nếu liều đầu tiên của Triptan không có hiệu quả, liều thứ 2
thì không có tác dụng.
Bảng 3: Các triptan khác nhau để điều trị cơn Migraine cấp (theo thứ tự thời điểm xuất hiện trên thị trường), không phải tất cả các liều hoặc tất cả các dạng sử dụng thì có sẵn ở tất cả các quốc gia Châu Âu.
Thuốc |
Liều, mg |
Khuyến cáo |
Ghi chú |
Sumatriptan |
25,50,100 (uống, bao gồm
phóng thích nhanh), 25 (tọa dược), 10,20 (xịt mũi) 6 (dd) |
A |
100mg Sumatriptan được tham
khảo đối với tất cả các triptan |
Zolmitriptan |
2.5,5 (uống bao gồm dạng
phân rã) 2.5, 5 (xịt mũi) |
A A |
|
Naratriptan |
2.5 (Uống) |
A |
Hiệu quả yếu hơn nhưng kéo
dài hơn so với Sumatriptan |
Rizatriptan |
10 (uống) |
A |
5 mg khi dùng dạng bao Propranolol |
Almtriptan |
12.5 (uống) |
A |
Có khả năng ít tác dụng phụ
hơn Sumatriptan |
Eletriptan |
20,40 (uống) |
A |
80mg được cho phép nếu 40 mg
không hiệu quả |
Frovatriptan |
2.5 (uống) |
A |
Hiệu quả yếu hơn nhưng kéo
dài hơn Sumatriptan |
Các tác dụng phụ thường gặp của Triptan:
Các triệu chứng ngực, buồn nôn, nôn, dị cảm ngón chi, mệt mỏi. Các chống chỉ
định chung: Tăng huyết áp động mạch (không được điều trị), bệnh mạch vành, bệnh
mạch máu não, bệnh Raynaud, thai kỳ và cho con bú, dưới 18 tuổi (ngoại trừ Zumatriptan
xịt mũi) và tuổi trên 65, suy gan hoặc suy thận nặng.
Các thuốc khác:
Có các bằng chứng nhất định cho thấy
rằng sử dụng Acid Valproic tĩnh mạch ở liều 300 – 800mg thì cũng hiệu quả trong
điều trị cấp các cơn Migraine và tương tự như vậy đối với 1 nghiên cứu trước đó
dùng Flunarizine tĩnh mạch. Tuy nhiên, bằng chứng thì yếu. Tramadol phối hợp
với Paracetamol cũng cho thấy hiệu quả trong các cơn Migraine cấp. Tuy nhiên, Opioids
chỉ có hiệu quả ít, không có các thử nghiệm đối chứng hiện đại có sẵn đối với
các thuốc này; Opioids và thuốc an thần không nên sử dụng trong điều trị cấp Migraine.
Phòng ngừa Migraine:
Các thuốc phòng ngừa Migraine có hiệu
quả và dung nạp tốt và có bằng chứng của sự hiệu quả là ức chế kênh calcium, ức
chế beta, thuốc chống động kinh, NSAID, các thuốc chống trầm cảm và các thuốc
khác. Theo quan điểm của nhóm chuyên gia, điều trị dự phòng Migraine bằng thuốc
nên được xem xét và bàn luận với bệnh nhân khi:
Dự phòng Migraine được cho là thành công
nếu tần số của các cơn Migraine mỗi tháng giảm đi ít nhất 50% trong vòng 3
tháng. Để đánh giá điều trị, nhật ký Migraine thì rất hữu ích. Các thuốc chọn
lựa đầu tiên được khuyến cáo theo sự đồng thuận của nhóm chuyên gia được trình
bày trong các bảng sau.
Bảng 4: Các thuốc chọn lựa đầu tiên để điều trị dự phòng Migraine.
Thuốc |
Liều, mg |
Khuyến cáo |
Thuốc
chống động kinh Topiramate Valproic acid |
25
-100 500
-1800 |
A A |
Ức
chế kênh Cacium Flunarizine |
5
-10 |
A |
Ức chế beta Metoprolol Propranlol Timolol |
50
-200 40
-240 |
A A A |
Frovatriptan |
Dùng
phòng ngừa ngắn Migraine
- kinh nguyệt |
A |
Bảng 5: Các thuốc được chọn lựa thứ 2 trong dự phòng Migraine
Thuốc |
Liều,
mg |
Khuyến
cáo |
Amitriptylime |
50-150 |
B |
Venlafaxineq |
75-150 |
B |
Atenolol, Nadolol |
|
|
Các triptan: Naratriptan, Nomitriptan |
Dùng phòng ngừa ngắn Migraine -kinh nguyệt |
B |
Naproxen |
250 – 500 |
B |
Điều
trị Migraine kinh nguyệt: Naproxen sodium (550mg x 2 lần mỗi ngày
) đã cho thấy làm giảm đau bao gồm đau đầu trong hội chứng tiền kinh nguyệt.
Naproxen sodium dùng trong vòng 1 tuần trước và 1 tuần sau bắt đầu kinh nguyệt,
gây ra ít đau đầu trước kinh nguyệt hơn. Triptan đã được sử dụng như là dự
phòng ngắn hạn cho Migraine kinh nguyệt. Đối với Naratriptan (1mg x 2/ngày
trong vòng 5 ngày bắt đầu 2 ngày trước khi khởi phát dự đoán của kinh nguyệt)
và Frovatriptan (2, 5 x 2) dùng trong 6 ngày trước kinh nguyệt). Liệu pháp thay
thế Oestrogen có thể được áp dụng. Chọn lựa đầu tiên đã đạt được đối với Estradiol
dùng qua da (không dưới 100ug dùng 6 ngày trước kinh nguyệt dưới dạng gel hoặc
miếng dáng).
Migraine
thai kỳ: Nếu Migraine
xảy ra trong thai kỳ, chỉ có Paracetamol thì được phép trong suốt toàn bộ thai
kỳ. Triptan và Ergot alkloids thì chống chỉ định. Đối với dự phòng Migraine,
chỉ có Magnesium và Metoprolol thì được khuyến cáo trong suốt thai kỳ (khuyến
cáo mức độ B).
Migraine
ở trẻ và thanh niên:
Thuốc giảm đau duy nhất có bằng chứng có hiệu quả đối với điều trị Migraine ở thiếu nhi và thanh niên là Ibuprofen 10mg mỗi kg cân nặng cơ thể và Paracetamol 15mg mỗi kg cân nặng cơ thể.
Thuốc chống nôn duy nhất được cho phép sử dụng ở trẻ em đến 12 tuổi là Domperidon.
Sumatriptan xịt mũi 5 -20mg là Triptan duy nhất với các thử nghiệm đối chứng giả dược có kết quả dương tính trong điều trị Migraine cấp trẻ em và thanh niên, liều khuyến cáo cho thanh niên từ 12 tuổi là 10mg. Triptan uống thì không cho thấy hiệu quả có ý nghĩa trong các nghiên cứu đầu tiên đối chứng với giả dược ở thiếu nhi và thanh thiếu niên. Điều này đặc biệt là do đáp ứng với giả dược cao khoảng 50% trong nhóm tuổi này.
Để dự phòng Migraine: Flunarizine 10mg và Propranolol 40 – 80mg mỗi ngày đã cho thấy bằng chứng tốt nhất về hiệu quả ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Gần đây, Topiramate ở liều từ 15 đến 200mg đã cho thấy hiệu quả ở trẻ em cũng như thanh thiếu niên. Các thuốc khác chưa được nghiên cứu hoặc không cho thấy hiệu quả trong các nghiên cứu thích hợp.
ĐAU
ĐẦU DẠNG CĂNG THẲNG
Điều trị:
Giai
đoạn cấp: Thuốc giảm
đau đơn thuần và NSAIDs hữu dụng cho việc điều trị cấp tính đau đầu căng thẳng.
Aspirin là loại thuốc giảm đau thông dụng nhất có tác dụng hơn giả dược và acetaminophen.
NSAIDs có tác dụng chống viêm, giảm đau
và giảm sốt và hấp thụ nhanh khi uống với thời gian tập trung huyết thanh tối
đa trong vòng ít hơn 2 giờ: Ibuprofen
200 - 400mg/ngày, Naproxen 550mg/ngày, Celecoxib 100 - 200 mg/ngày. Các NSAIDs
khác như Ketoralac, Diclofenac và Indomethacin có hiệu quả giảm đau đầu, nhưng
chưa được nghiên cứu nhiều.
Điều trị phòng ngừa là điều
trị căn bản. Tương tự Migranie mạn tính, liệu pháp hiệu quả được tiếp tục trong
3-6 tháng rồi thử ngưng điều trị. Bảng 3 tóm tắt các thuốc phòng ngừa trong đau
đầu dạng căng thẳng mạn tính.
Phòng ngừa bằng thuốc
Amitriptyline:
Amitriptyline là thuốc
thường dùng, liều thay đổi từ 25 đến 100mg/ngày. Đây là thuốc chống trầm cảm
duy nhất đã được chứng minh hiệu quả có ý nghĩa thống kê trong đau đầu dạng căng
thẳng mạn tính qua nhiều thử nghiệm. Amitriptyline được ước tính giảm 30% dựa
trên một số nghiên cứu.
Nortriptyline:
Nortriptyline có nhiều
dữ liệu ủng hộ hơn Amitriptyline. BN đau đầu dạng căng thẳng mạn tính không đáp
ứng với Amitriptyline được chỉ định dùng Nortriptyline liều lên đến 75mg/ngày.
Protriptyline: protriptyline 20mg mỗi sáng. Ít gây
tăng cân hơn so các thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác.
Mirtazapine:
Mirtazapine 15
-30mg/ngày tác dụng làm giảm diện tích đau đầu dưới đường cong 34% so với giả
dược. Nó cũng làm giảm mức thường xuyên, thời gian và mức độ đau có ý nghĩa
thống kê so với giả dược. Hiệu quả của Mirtazapine tương tự như Amitriptyline.
Thuốc có thể dùng váo lúc trước khi ngủ.
Topiramate; Trong một nghiên
cứu mở, Topiramate (liều 25-100mg/ngày) hiệu quả giảm 50% đạt 73% trong đau đầu
dạng căng thẳng mạn tính từ tuần 13-24. Mức độ đau đầu trung bình giảm từ 6.13
xuống 2.07 theo thang điểm Visual Analog Scale. Cần những nghiên cứu ngẫu nhiên
có nhóm chứng để xác định vai trò của Topiramate trong điều trị đau đầu dạng
căng thẳng mạn tính.
Sodium
valproate: Sodium
valproate (500mg x 2 lần/ngày) giảm mức thường xuyên đau đầu nhiều hơn giả dược
trên bệnh nhân đau đầu dạng căng thẳng mạn tính trong nghiên cứu tiền cứu, ngẫu
nhiên, mù đôi, có nhóm chứng giả dược. Thang điểm Visual Analog Scale không
giảm trong nhóm Sodium Valproate.
Gabapentin là thuốc chống động kinh tác dụng giảm
đau đầu căng thẳng thường xuyên liểu khởi đẩu 300mg có thề tối đa 1200mg.
Các
thuốc dãn cơ: Có nhiều
nghiên cứu điều trị đau đầu dạng căng thẳng kết hợp các thuốc dãn cơ làm giảm
tần xuất đau đầu cơn và đau đầu liên tục. Triệu chứng căng cơ và đau đẩu giảm
rõ rệt nhất là khi ngủ: như Tolperison (Mydocalm), Epireson (Myonal), Baclofene.
Botulinum
toxin (BTX) tiêm vào cơ
quanh sọ có tác dụng đối với bệnh nhân đau đầu căng cơ trong một nghiên cứu mở
và trong 2 nghiên cứu kiểm soát giả dược mù đôi. Trong một nghiên cứu ngẫu
nhiên mù đơn, Porta và cộng sự nghiên cứu mức an toàn và tác dụng của việc tiêm
BTX-A vào cơ quanh sọ khi điều trị đau đầu căng thẳng.
Thời gian điều trị kéo dài 3 thàng, có thể ngưng thuốc, thời gian 3
tháng là tối thiểu có thể kéo dài khi các trịệu chứng rối loạn như lo ầu, mất
ngủ chưa được kiểm soát.